5 LỖI TRONG THƯ XIN VIỆC KHIẾN BẠN ĐÁNH MẤT CÔNG VIỆC MƠ ƯỚC.

Khi nói đến thư xin việc, tôi đã nhìn thấy – và cũng đã từng trải qua – hết tất cả. Tôi đã viết một cách thật trang trọng (“Dear Sir or Madame”) (tạm dịch: Thưa quý ông/ quý bà), và cả không trang trọng (“Hey guys, Cover letters suck, huh?”) (tạm dịch: Xin chào mọi người, Thư xin việc thật dở tệ đúng không?). Một lần, tôi thậm chí còn sáng tác thành một bài thơ vần. (Vâng, tôi đã làm như thế và tôi đã không nhận được việc.)

Nếu bạn cũng từng sai lầm giống như tôi hãy đọc tiếp để tìm hiểu năm lỗi sai phổ biến nhất trong thư xin việc – và làm thế nào bạn có thể chuyển bại thành thắng.

  1. Bạn không để tâm đến những lời khuyên.

Bạn đã nghe nói đến những điều nên và không nên làm. Nhưng bằng cách nào đó, những lỗi sai cơ bản này vẫn tiếp tục xuất hiện kể cả trong thư xin việc của những ứng viên đã có kinh nghiệm. Ví dụ như, bạn mở đầu thư là “Dear Sir” (tạm dịch: Thưa quý ông) trong khi người quản lý tuyển dụng lại là phụ nữ, bạn liệt kê kín ba trang giấy toàn bộ thành tích của bạn kể từ khi học mẫu giáo, hoặc bạn quên kiểm tra lại và mặc kệ dòng đầu tiên của lá thư là: “I absolutely love your company!” (tạm dịch: “Tôi cực kì yêu thích công ty của ngài!”) – lá thư xin việc của bạn sẽ bị vứt ngay vào thùng rác.

Bài học rút ra:

Bạn có thể đã nghe những lời khuyên này nhiều lần, nhưng thật không may, nhiều người xin việc vẫn cứ tiếp tục mắc những sai lầm kinh điển này, vì vậy phải lặp lại một lần nữa: Hãy tóm gọn thư xin việc trong một trang, chú ý đến chi tiết bên trong (ví dụ, mở đầu thư bằng họ tên của người nhận thư), và quan trọng nhất là hiệu đính, hiệu đính, hiệu đính và hiệu đính.

  1. Lặp lại hồ sơ xin việc.

Thư xin việc của bạn là để bổ sung cho hồ sơ xin việc của bạn – không phải để lặp lại. Vì vậy, sẽ không tác dụng nếu bạn chỉ “bên nguyên xi” những điểm nhấn trong ​​hồ sơ xin việc của bạn và lặp lại chúng trong thư xin việc. Nếu thư xin việc và hồ sơ xin việc của bạn giống nhau thì nộp cả hai để làm gì?

Bài học rút ra:

Đơn xin việc đại diện cho tổng thể con người bạn, một ứng viên có tiềm năng – vì vậy bạn nên phân bổ thông tin phù hợp cho các tài liệu, hồ sơ xin việc. Thay vì chỉ lặp lại (“I was in charge of reviewing invoice disputes”), (“Tôi phụ trách giải quyết các tranh chấp hoá đơn”), hãy sử dụng thư xin việc để bổ sung những gì mà bạn không thể cho vào hồ sơ xin việc:

“By resolving invoice disputes, I gained a deep analytical knowledge—but more importantly, I learned how to interact calmly and diplomatically with angry customers.”( tạm dịch: “Thông qua việc giải quyết các tranh chấp hoá đơn, tôi đã rèn luyện cho mình kỹ năng phân tích vấn đề – nhưng quan trọng hơn, tôi đã học được cách giao tiếp với những khách hàng đang giận dữ.”)

Đối với thư xin việc, bạn có thể viết cả câu – thay vì liệt kê các ý chính – vì vậy hãy bổ sung hồ sơ xin việc của bạn và liệt kê lý do tại sao bạn phù hợp với công việc.

  1. Bạn sử dụng mẫu có sẵn.

Bạn có thể không tự soạn riêng thư xin việc cho mỗi công việc bạn ứng tuyển, nhưng việc đó đáng để làm. Khi nhà tuyển dụng nhìn thấy dòng chữ: “Dear Hiring Manager, I am so excited to apply for the open position at your company, where I hope to utilize my skills to progress in my career,”(tạm dịch: “Kính gởi ban quản lý nhân sự, tôi rất vinh hạnh được ứng tuyển vị trí mà công ty đang tuyển dụng, nơi mà tôi có thể áp dụng những kỹ năng của bản thân để phát triển sự nghiệp”), họ nhận ra ngay lập tức – những mẫu thư xin việc có mặt ở khắp nơi.

Bài học rút ra:

Viết một lá thư xin việc dành riêng cho công việc và công ty bạn ứng tuyển, giải thích lý do bạn ứng tuyển cho vị trí đó. Nếu bạn dành thời gian để viết thật sâu sắc (“I’m a daily reader of your company’s blog. Your post about personal branding actually inspired me to start my own blog—and that has given me the perfect experience for the open role of Marketing Content Specialist”) (tạm dịch: “Tôi là một độc giả quen thuộc của trang blog công ty ngài. Bài đăng về thương hiệu cá nhân đã truyền cảm hứng cho tôi mở một trang blog cá nhân – và điều đó đã giúp tôi đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm cho vị trí Chuyên viên phát triển nội dung), bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự quan tâm đến công việc đó.

  1. Bạn nêu bật điểm yếu của bản thân.

Nếu bạn không đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công việc, hồ sơ của bạn sẽ thể hiện rõ điều đó – vì vậy bạn không cần phải bắt đầu thư bằng cách viết: “I know I don’t actually have any coding experience or know much about computers, but…”) (tạm dịch: “Tôi biết tôi không có kinh nghiệm lập trình hoặc biết nhiều về máy tính, nhưng … “). Điều đó chỉ nhấn mạnh thêm là bạn không đáp ứng yêu cầu. Và một khi nhà tuyển dụng nhận ra điều đó, có lẽ họ sẽ không đọc tiếp bức thư mà bạn đang cố gắng thuyết phục rằng họ nên tuyển dụng bạn nữa.

Bài học rút ra:

Tập trung giải thích kinh nghiệm của bạn – bất kể nó có vẻ như không quan trọng như thế nào – cũng sẽ liên quan đến công việc mới này. Ví dụ: Bạn từng quản lý một tiệm bánh trong quá khứ, nhưng muốn ứng tuyển công việc liên quan đến viết lách. Kinh nghiệm này dường như không liên quan đúng không? Tuy nhiên, khi bạn nhấn mạnh là bạn đã biên soạn, hiệu đính và xuất bản tài liệu đào tạo và sổ tay nhân viên cho công ty cũ, bạn đột nhiên đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm.

  1. Bạn tập trung vào những gì công ty có thể làm cho bạn hơn là những gì bạn có thể làm gì cho công ty.

Khi bạn ứng tuyển một công việc mà bạn mơ ước, theo lẽ tự nhiên bạn luôn muốn thể hiện sự hăng hái của mình: “I’ve wanted to work for your company since I was little—this would be my dream job, and it would mean so much to me if you would grant me an interview!” (tạm dịch: “Tôi muốn làm việc cho công ty của ngài từ khi tôi còn nhỏ – đây là công việc mơ ước của tôi, và điều này rất có ý nghĩa với tôi nếu ngài sắp xếp cho tôi phỏng vấn! “)

Bài học rút ra:

Hãy thể hiện sự nhiệt tình theo một góc độ khác – cho thấy sự nhiệt tình của bạn sẽ đem lại lợi ích cho công ty: “I was very excited to find this open position because I’ve been following your company since its startup phase. My thorough understanding of your company’s background and mission means that I can jump in and make contributions to your marketing team right away.” (tạm dịch: “Tôi rất vui mừng khi có được cơ hội ứng tuyển vị trí này vì tôi đã theo dõi công ty từ những ngày đầu thành lập. Hiểu biết sâu rộng của tôi về quá trình phát triển và sứ mệnh của công ty khiến cho tôi trở thành một ứng cử viên sáng giá và có thể đóng góp cho bộ phận Marketing ngay lập tức. ”

Bạn đã chỉ ra được rằng mối quan hệ này sẽ có lợi cho cả đôi bên: bạn sẽ có một công việc ở công ty mà bạn mong muốn – và công ty sẽ có thêm một nhân viên mới có kỹ năng và nhiệt huyết.