NHỮNG THAY ĐỔI NHỎ GIÚP HỒ SƠ XIN VIỆC CỦA BẠN ĐƯỢC CHÚ Ý.

Giả sử bạn không có nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa hồ sơ xin việc, bạn nên tập trung vào chỉnh sửa những đề mục nào để gây chú ý hơn với nhà tuyển dụng? Dưới đây là danh sách những điểm bạn nên thay đổi. Việc thay đổi không tốn nhiều thời gian nhưng tạo nên sự khác biệt lớn trong hồ sơ xin việc của bạn.

  1. Thay đổi font chữ.

Hãy chuyển font chữ sang Helvetica, Arial, Calibri hoặc Times New Roman, nói cách khác, đảm bảo font chữ trong hồ sơ xin việc của bạn dễ đọc. Sử dụng font chữ thông dụng không làm cho hồ sơ của bạn trở nên đẹp hơn, nhưng sẽ giúp cho nhà tuyển dụng dễ đọc (và dễ dàng thông qua hệ thống quản lý quy trình tuyển dụng ATS).

  1. Xóa “References Available Upon Request”. (tạm dịch: Tài liệu tham khảo/ thông tin người tham khảo sẽ được đáp ứng khi có yêu cầu).

Bạn chỉ nên đưa thông tin này vào nếu nhà tuyển dụng yêu cầu. Thay vào đó hãy thêm một số chi tiết về khả năng hoặc thành tích của bạn.

  1. Xóa Mục tiêu nghề nghiệp.

Những mục tiêu nghề nghiệp như: “I am a hard working professional who wants to work in [blank] industry” (tạm dịch: “Tôi là người chăm chỉ và tôi mong muốn được làm việc trong ngành ….”) quá quen thuộc đến nhàm chán – vì nếu không thì bạn nộp hồ sơ xin việc để làm gì? Xóa đi và tận dụng khoảng trống đó cho những đề mục hữu ích khác.

  1. Kiểm tra và sửa lỗi chính tả.
  2. Định dạng.

Lưu hồ sơ xin việc của bạn dưới dạng PDF nếu nó đang ở bất kỳ định dạng nào khác. Theo đó, bố cục hồ sơ xin việc sẽ không bị thay đổi nếu hồ sơ xin việc của bạn được mở trên máy tính khác.

  1. Thay đổi tên tệp.

Thay đổi tên tệp thành “[Họ tên] Hồ sơ xin việc” – điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng quản lý và đảm bảo hồ sơ của bạn không bị thất lạc.

  1. Xóa địa chỉ nhà.

Nhà tuyển dụng có thể tính thời gian từ nhà đến nơi làm việc và từ chối bạn nếu họ cho rằng tốn nhiều thời gian.

  1. Trích dẫn hồ sơ LinkedIn

Thêm bất kỳ tài khoản mạng xã hội khác có liên quan (Twitter nếu công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp, Instagram hoặc Flickr nếu bạn đang ứng tuyển lĩnh vực truyền thông hoặc các công việc đòi hỏi sự sáng tạo). Lưu ý: Đừng bao giờ trích dẫn tài khoản Facebook, cho dù tài khoản của bạn trong sạch cỡ nào.

  1. Thiết lập tài khoản.

Hãy thiết lập email, LinkedIn, các tài khoản mạng xã hội khác của bạn và các trang web cá nhân dễ dàng truy cập. Điều này giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng tìm hiểu thêm về bạn.

  1. Xóa những thông tin không cần thiết.

Hãy xóa những thông tin như ngày sinh, tình trạng hôn nhân, hoặc tôn giáo (nếu bạn ứng tuyển cho các công ty của Mỹ).

  1. Xóa năm tốt nghiệp.

Nếu bạn đã tốt nghiệp hơn ba năm, hãy xóa năm tốt nghiệp của bạn. Các nhà tuyển dụng chỉ thực sự muốn biết rằng bạn có bằng cấp hay không, và nếu bạn không muốn vô tình bị phân biệt tuổi tác.

  1. Thay đổi đề mục kỹ năng.

Thêm bất kỳ kỹ năng mới nào bạn có, có thể nhà tuyển dụng không còn muốn biết rằng bạn có kỹ năng sử dụng Microsoft Word nữa.

  1. Loại bỏ thời gian trống.

Tránh đề cập vào hồ sơ xin việc nếu có bất kỳ khoảng thời gian trống nào trong quá trình làm việc. Thay vào đó hãy chỉ liệt kê năm cho mỗi vị trí (ví dụ: 2010-2012).

  1. Hạn chế viết tắt.

Viết ra tên đầy đủ chức danh, chứng nhận hoặc tên tổ chức. Tốt nhất hãy viết đầy đủ và viết tắt để đảm bảo nhà tuyển dụng biết bạn đang nói gì. Ví dụ: Kiểm toán viên hành nghề (CPA).

  1. Đọc to hồ sơ xin việc.

Điều này không chỉ giúp bạn nắm bắt bất kỳ lỗi chính tả hay ngữ pháp nào, mà còn giúp bạn nhận biết có bất kỳ câu chữ nào khó hiểu.