Tốt nghiệp cấp 3 làm được gì? Nghề có thu nhập cao

tot nghiep cap 3

Đối với nhiều người việc học Đại học không phải là đường dẫn đến thành công duy nhất mà là dừng chân tại cấp 3 và tìm một công việc thích hợp để kiếm tiền. Quan điểm này đem đến cho các bạn sự trải nghiệm và hòa nhập vào xã hội khi tuổi đời còn khá trẻ. Vậy mọi người cùng nhau tìm hiểu người tốt nghiệp cấp 3 làm được gì nhé!

Làm việc tại nhà

Sau khi tốt nghiệp THPT là lúc bạn có nhiều thời gian nhất để phụ giúp công việc gia đình. Chẳng hạn nhà bạn đang kinh doanh hay trồng trọt thì chúng ta có thể phụ giúp qua đó nghĩ về công việc sắp tới. Hoặc có thể phát triển công việc của gia đình mà không cần phải đi làm thuê cho người khác.

Thật tuyệt nếu bạn có đầu óc nhạy bén và khả năng tính toán thì có thể tự mình kinh doanh. Lợi dụng ưu thế trong các lĩnh vực như: nấu các món ăn, làm bánh, làm đồ thủ công,… Nếu bạn quyết định buôn bán thì hãy quan sát kỹ lưỡng vấn đề tài chính và mức độ thuận lợi để tìm mặt hàng phù hợp.

Bạn có thể chọn địa điểm phù hợp và mở cho mình cửa tiệm spa, làm tóc, làm nail. Đây là một trong các dịch vụ thịnh hành phát triển ở nông thôn. Nếu là nam bạn có thể mở tiệm sửa xe hay một cửa hàng điện thoại… Tuy nhiên, chúng ta cần học nghề một khoảng thời gian để có tay nghề vững vàng.

Làm các nghề dịch vụ

Ngành dịch vụ ở nước ta đang ngày càng mở rộng và cần rất nhiều nguồn lực. Do đó, đây là cơ hội cho các bạn trẻ có việc làm sau khi tốt nghiệp THPT. Nếu bạn quan tâm thì có thể tìm hiểu những nghề hấp dẫn sau:

– Kỹ thuật viên: Trở thành nhân viên chăm sóc sắc đẹp tại các viện thẩm mỹ, spa… Bạn sẽ được học các bài chuyên sâu về kỹ thuật phun, xăm, chăm sóc da… Đây là nghề thu hút các bạn trẻ bởi môi trường làm việc tốt mang lại cái đẹp cho nhiều người và mức thu nhập khá cao.

– Nhân viên chăm sóc khách hàng: Đây là công việc khá năng động và cơ hội xin việc dễ dàng. Bởi hiện nay rất nhiều công ty kinh doanh cần các bạn có kỹ năng giao tiếp, nhanh nhẹn làm các việc sale, chăm sóc khách hàng… Không những thế đến với nghề này bạn sẽ có cơ hội thăng tiến và học hỏi rất nhiều về chuyên môn bán hàng mà không cần phải có bằng Đại học.

– Lễ tân và đầu bếp: Tại các khách sạn, nhà hàng thường xuyên tuyển dụng lễ tân và đầu bếp. Làm lễ tân bạn sẽ học cách giao tiếp năng động, phong cách chỉn chu, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, những ai thích nấu ăn thì đầu bếp là công việc thích hợp. Mọi người có thể chính tay tạo ra các món ăn thơm ngon, đẹp mắt.

Làm nhân viên kỹ thuật

Lĩnh vực kỹ thuật là công việc thu hút sự chú ý của nhiều bạn nam. Nếu lựa chọn dừng việc học ở bằng cấp 3 thì các bạn vẫn còn con đường lập nghiệp mang lại sự thành công nhất định. Hãy quan tâm đến những công việc như: nhân viên sửa chữa ôtô, máy tính, điện thoại, điện, lắp ráp… Đến với nghề này bạn sẽ được đào tạo một khoảng thời gian và xin việc được ở rất nhiều nơi.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể học lái xe để trở thành tài xế chở hàng hóa hoặc tìm việc ở các công ty. Mức lương tài xế cũng không phải ít đủ để bạn có thu nhập ổn định mà không cần lo lắng. Hoặc những bạn nam đam mê thể thao thì hãy mở phòng tập trở thành huấn luyện viên thể hình, làm việc tại phòng thể dục thể thao, bệnh viện. Tuy nhiên, mọi người phải học một khóa đào tạo nghề và được cấp giấy chứng nhận.

Có nhiều bạn lo lắng không biết tốt nghiệp cấp 3 làm được gì và tương lai sẽ ra sao nếu không có tấm bằng Đại học. Thực tế lại cho thấy những người chỉ tốt nghiệp THPT lại có công việc rất tốt. Điều quan trọng là chúng ta lựa chọn nghề gì thích hợp cho bản thân thì đó mới là con đường sự nghiệp đúng nhất.

 

Nộp hồ sơ bao lâu thì được gọi phỏng vấn – Bao nhiêu ngày?

Bạn rải hồ sơ khắp nơi và đang ngồi chờ đợi kết quả. Bạn đang rầu rĩ không biết có nên gọi hỏi nhà tuyển dụng hay không. Để biết được làm thế nào thì chúng ta hãy xem qua hướng dẫn bên dưới. Đặc biệt, phần trình bày sẽ giúp bạn biết rõ nộp hồ sơ bao lâu thì được gọi phỏng vấn.

Nộp hồ sơ như thế nào?

Chuẩn bị cho mình một cv hoàn chỉnh và đẹp mắt sau đó tìm các công việc phù hợp để nộp hồ sơ. Nhưng lưu ý là yêu cầu công việc ở mỗi công ty khác nhau, thế nên bạn phải chỉnh sửa cv cho phù hợp với công việc được tuyển. Chẳng hạn phỏng vấn vị trí sale thì nên nhấn mạnh phần kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Hoặc vị trí kế toán thì nên lưu ý phần chuyên môn, sử dụng thành thạo tin học văn phòng.

Hiện nay, nhiều công ty có hình thức tuyển dụng khác nhau vì thế việc đầu tiên khi xin việc là bạn phải xem thật kỹ tin tuyển dụng phần hướng dẫn nộp hồ sơ. Sau đó làm theo, có thể là nộp hồ sơ qua mail, nộp cv trực tuyến trên trang web hoặc đến trực tiếp tại công ty…

Nếu có thể bạn cứ nộp đủ mọi hình thức để tạo sự chú ý cho nhà tuyển dụng vì đôi khi họ cũng không thể xem hết các hồ sơ. Thể hiện sự quan tâm của mình bằng cách gọi điện thoại để hỏi hồ sơ đã được nhà tuyển dụng nhận được hay chưa. Thông qua đó hỏi thêm về vị trí công việc cũng như thời gian có thể phỏng vấn.

Nộp hồ sơ bao lâu thì được gọi phỏng vấn?

Quy trình tuyển dụng nhân sự thường có sự sàng lọc và xem xét kỹ lưỡng và thời gian chậm nhất có thể là 1 tuần. Sau khi nộp hồ sơ phải chờ đợi 2 hay 3 ngày là rất bình thường nên chúng ta đừng nôn nóng và không nên liên tục gọi hỏi. Như thế, sẽ làm cho nhà tuyển dụng khó chịu vì bạn không hiểu quy trình.

Thông thường khi bạn nộp hồ sơ phải đợi trong khoảng 7 ngày nhà tuyển dụng sẽ gọi điện thoại để hẹn ngày phỏng vấn, có thể là ngay ngày hôm sau. Kết thúc cuộc trò chuyện bạn có thể hỏi thời gian có kết quả hoặc có những nơi hẹn bạn phỏng vấn vòng 2. Có được thông tin từ họ bạn sẽ an tâm chờ đợi.

Cuộc phỏng vấn trực tiếp thường có kết quả ngay ngày hôm đó. Nhà tuyển dụng sẽ gửi mail phản hồi hoặc gọi trực tiếp cho bạn. Nếu gọi điện thoại thì bạn có thể hỏi những thông tin về việc chuẩn bị đi làm. Hoặc gửi mail thì bạn có thể phản hồi lại để nhà tuyển dụng biết bạn có đi làm hay không.

Nếu đây là công việc mà bạn quan tâm thì hãy nên chờ đợi và ứng xử đúng mực ngay khi kết quả không khả quan. Vì những đợt tuyển dụng sau hồ sơ của bạn có thể sẽ được quan tâm nhiều hơn. Hoặc chúng ta chủ động liên hệ đến những nơi khác để hỏi thăm thông tin tuyển dụng. Không nên chỉ nộp hồ sơ tại một nơi và ngồi đấy chờ đợi mà không làm gì cả.

Làm gì khi nhà tuyển dụng chưa liên hệ?

Trên thực tế có rất nhiều đơn vị tuyển dụng không xem hết nhanh chóng các hồ sơ, hoặc hồ sơ không phù hợp họ cũng không liên hệ lại bạn. Nhưng chúng ta lại ngồi đấy mơ hồ chẳng biết hồ sơ có được xem hay không, có khi đã bị loại. Và việc chờ đợi này khiến bạn lo lắng, hoang mang.

Vậy các bạn nên chủ động liên hệ trực tiếp với nhà tuyển dụng nếu thời gian quá 1 tuần. Việc liên hệ này giúp chúng ta có được thông tin chính xác nhất, qua đó xem xét lại những điều thiếu sót của bản thân và rút kinh nghiệm cho việc nộp hồ sơ tiếp theo.

Đôi khi khó xác định chính xác việc nộp hồ sơ bao lâu thì được gọi phỏng vấn. Thế nên, bạn hãy luôn chủ động hỏi nhà tuyển dụng nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Mỗi đơn vị có cách tuyển dụng khác nhau và điều quan trọng nhất là chúng ta hãy xem thật kỹ thông tin cũng như quy trình tuyển dụng để làm theo những gì mà họ yêu cầu.

Không biết mình thích nghề gì – Cách khám phá bản thân

Bạn không biết mình thích nghề gì và đâu là hướng đi thích hợp cho bản thân. Bạn cảm thấy cô đơn lạc lõng và mất đi động lực để cố gắng. Tất cả những nỗi sợ hãi này đến từ việc chúng ta không biết cách tìm ra giải pháp đúng đắn. Hãy tìm ra lời giải bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây.

Mục đích chọn nghề là gì?

Không ít người lựa chọn nghề nghiệp xuất phát từ nhiều lý do khác nhau trong đó bao gồm các yếu tố như:

– Theo ý kiến gia đình: Thay vì tự mình đưa ra quyết định lựa chọn nghề mà bản thân yêu thích thì không ít các bạn trẻ nghe theo ý kiến gia đình. Những trường hợp này một là các bạn hạ quyết tâm theo đuổi những thứ mình thích, hai là chính bản thân bạn làm theo ý kiến cha mẹ mà không cần lo lắng gì cả. Nếu rơi vào trường hợp 2 thì chúng ta không cần phải trả lời câu hỏi trên vì mọi thứ đã vạch sẵn kế hoạch cho bạn.

– Theo sự phát triển của nghề nghiệp: Bạn nhận thấy những nghề có cơ hội kiếm được nhiều tiền, thăng tiến cao, dễ kiếm được việc làm, có nhiều người lựa chọn… Và chúng ta cuốn theo phong trào mà người ta hay gọi các nghề “hot” trong tương lai và bỏ qua sở thích của bản thân. Những trường hợp này bạn cũng chẳng cần  phải suy nghĩ, vì rất dễ kiếm những ngành nghề có triển vọng trong tương lai bằng cách seach thông tin trên mạng cho ra những nghề hấp dẫn mà bạn có thể tha hồ lựa chọn.

Nhưng nếu chúng ta coi trọng giá trị bản thân, nhất định làm một công việc mà mình đam mê phù hợp với sở thích thì bạn có thể tìm ra lời giải bằng cách trả lời câu hỏi sau: Đam mê của bạn là gì?

Đam mê của bạn là gì?

Chúng ta cùng lúc yêu thích rất nhiều việc nhưng đam mê thì chỉ có một. Vậy nên bạn hãy phân biệt đâu là sở thích nhất thời đâu là đam mê khiến bạn miệt mài theo đuổi mà quên đi mọi thứ. Kiểm chứng điều này bằng cách:

– Dành thời gian hàng giờ để làm một việc: Nếu đang phân vân không biết mình thích nghề gì thì chúng ta hãy gạch đầu dòng các việc thích làm sau đó dành một khoảng thời gian dài tìm hiểu về từng việc. Mục đích làm để xem việc nào bạn dành thời gian làm hoài mà không chán thì bạn có thể tìm ra đam mê của mình.

– Bạn có tiếp tục nếu việc đó khó khăn: Bất kể công việc gì cũng có khó khăn của nó. Bạn hãy thử xem việc mình thích làm có những khó khăn nào và bạn có thể vượt qua khó khăn đó hay từ bỏ. Nếu là sở thích nhất thời tin chắc rằng khi đối diện với khó khăn bạn sẽ sớm từ bỏ.

– Ngẫm lại thói quen của bản thân: Đôi khi những thói quen của bạn có liên quan đặc biệt đến sở thích và đam mê. Chẳng hạn bạn có thói quen xem phim, bạn yêu thích các nhân vật, cốt truyện hay, lời thoại hấp dẫn… Vậy chúng ta hãy thử nghĩ xem nếu bạn là người sáng tạo ra các nhân vật đó hoặc chính bạn sẽ đóng vai các nhân vật thì điều này có làm bạn thích thú. Hoặc chúng ta thường quan tâm đến các vấn đề nào trong xã hội và có thể bỏ ra hàng giờ để chú tâm theo dõi các vấn đề đó. Những điều này giúp bạn dễ tìm ra sở thích và lớn hơn cả là đam mê thật sự.

Hành động để khám phá bản thân

Một trong những cách để khám phá bản thân chính là trải nghiệm. Thực tế ở xã hội hiện đại có rất nhiều điều cần bạn trải nghiệm qua đó chúng ta có thể dễ dàng hiểu mình muốn gì và cần gì. Có thể tham gia các hoạt động xã hội như: từ thiện, các câu lạc bộ, hội nhóm, đi du lịch, nấu  ăn…

Hãy làm nhiều việc khác nhau bạn sẽ phát hiện ra bản thân mình phù hợp với việc gì và không thích làm việc gì. Trong mỗi công việc sẽ có những khó khăn, đúc kết kinh nghiệm và hơn thế nữa là học hỏi chuyên môn. Qua việc này hãy xem xét bản thân có nên tiếp tục gắn bó hay dừng lại tìm việc khác theo ý muốn.

Ai trong chúng ta cũng sẽ có rất nhiều việc muốn làm nhưng đôi khi chính bản thân có lúc lại không biết mình thích nghề gì nhất. Thế nên, bạn hãy hành động làm một việc gì đó vì đam mê không chỉ là ngồi đó suy nghĩ mà bạn phải thực hiện để khám phá giá trị đích thực của mình.

Sinh viên mới ra trường nên làm gì là đúng nhất?

sinh vien moi ra truong

Kết thúc thời sinh viên là khởi đầu cho những bước đi xây dựng sự nghiệp, có những cuộc vui, mừng rỡ vì mình đã hoàn thành một chặng đường dài. Nhưng “đấu trường” thật sự chông gai có lẽ là công việc ngoài xã hội mà nhiều bạn còn mơ hồ chưa nhận ra. Quá nhiều thứ chúng ta phải lo và đôi khi cảm thấy mệt mỏi. Đứng trước thực trạng này thì một sinh viên mới ra trường nên làm gì?

Bắt đầu tìm việc làm

Thông thường sau khi tốt nghiệp mỗi bạn sẽ lựa chọn cho mình hướng đi khác nhau, có bạn học lên cao học, có bạn nghỉ ngơi một thời gian phụ giúp gia đình và số còn lại là tất bật tìm việc làm. Trong đó, đau đầu nhất có lẽ là những ai muốn tìm công việc phù hợp với chuyên môn và sở thích. Tuy nhiên, điều này là sự khó khăn bởi công việc thường bắt đầu luôn có những thử thách.

Chúng ta tìm mãi mà không có công việc phù hợp. Hoặc có những nơi đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm, các kỹ năng… Đừng cảm thấy hụt hẫng mà hãy phấn chấn tinh thần. Tạm dừng việc làm theo ý muốn và thuận theo những đòi hỏi của công việc hiện tại. Chẳng hạn chấp nhận làm một công việc trái ngành miễn sao có việc để làm và học hỏi. Sau đó, lên những kế hoạch để thực hiện và tìm ra hướng đi thích hợp cho mình ở một giai đoạn nào đó.

Chấp nhận làm không công và lương thấp nếu cảm thấy mình có thể gắn bó với công việc đó lâu dài. Hơn nữa, nếu công việc này là tương lai sự nghiệp của bạn thì rất đáng để chúng ta đánh đổi. Bạn nên nhớ rằng làm việc không lương và lương thấp chỉ là tạm thời chứ không phải là suốt đời. Cho đến khi khả năng đủ lớn thì lúc đó chính là cơ hội chuyển mình để có một sự nghiệp và thu nhập tốt.

Duy trì các hoạt động

Dù bạn đã đi làm hay chưa thì vẫn nên duy trì các hoạt động. Ví dụ các công việc làm thêm, lớp học nâng cao chuyên môn, kỹ năng, lớp học ngoại ngữ, lớp đào tạo ngắn hạn, các phong trào, hội nhóm… Đây là các hoạt động bổ ích mà sau này giúp “tô đẹp” cho cv của bạn.

Hãy giữ lối sống tích cực và rèn luyện tính kiên nhẫn vì tinh thần đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của bạn. Nếu không có một tinh thần thoải mái, đầu óc thông thái, tính nhẫn nại và tầm nhìn xa trông rộng thì bạn sẽ chẳng thể thành công. Do đó, hãy tạo cho mình thói quen tốt bằng cách đọc sách, tập thể dục, tìm tòi và học hỏi các thứ…

Dành thời gian đi du lịch để trải nghiệm bạn sẽ thấy ngoài kia bao la rộng lớn còn nhiều điều chờ bạn khám phá. Đây là không gian thích hợp để chúng ta nhìn nhận lại con đường nên đi và tự tạo cho mình những cách nghĩ mới về cuộc sống cũng như công việc. Thử quan sát những ai có thói quen du lịch, đa phần họ là những người có lối sống phóng khoáng, tự do, thoải mái và dường như trong mắt người khác họ luôn có điều gì đó cuốn hút, hiểu biết và vui vẻ.

Nâng cao chuyên môn

Chuyên môn là giá trị lớn nhất trong công việc của bạn. Do đó, chúng ta không ngừng học hỏi để tăng thêm kiến thức cho bản thân thì sẽ dễ tìm việc hơn. Thời Đại học mọi người học rất nhiều môn trên giảng đường đôi khi có nhiều thứ chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Nếu muốn có việc làm tốt trong lĩnh vực nào đó thì chúng ta phải đi sâu vào tìm hiểu và học hỏi thực tế ở bên ngoài.

Mở rộng ngành học bằng cách tham gia các lớp học. Chẳng hạn bạn học báo chí ra trường định sẵn là đi theo con đường làm phóng viên, kỹ năng cần thiết là săn tin, viết bài. Vậy bạn cần học những thứ bổ trợ thêm cho mình ví dụ phần mềm chỉnh sửa ảnh, kỹ năng biên tập…

Sinh viên mới ra trường nên làm gì? Là câu hỏi có rất nhiều lời khuyên. Tuy nhiên, chỉ duy nhất bản thân của chúng ta mới hiểu rõ mình cần làm gì và điều gì là thích hợp. Bạn có thể chầm chậm bước đi chỉ cần không từ bỏ. Và hi vọng qua bài viết này có thể tiếp thêm động lực cho mọi người.

Cơ hội việc làm cho sinh viên vừa tốt nghiệp

Trong nhiều năm qua, hầu hết các sinh viên theo học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp sau khi ra trường luôn đao đáo trong nỗi lo sợ thất nghiệp hay thừa thầy thiếu thợ. Hiểu được tâm lý và thực trạng chung đó, nước ta đã có nhiều chính sách tạo điều kiện mở rộng việc làm cho những người đã qua đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Đây là một tin vui cho các sinh viên mới ra trường khi con đường tìm kiếm việc làm trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.

Sinh viên vừa tốt nghiệp nguồn lao động trẻ, có trình độ cao.

Hiện nay, các doanh nghiệp, công ty không ngừng mở ra các diễn đàn, trung tâm tư vấn việc làm tại các trường đại học, cao đẳng để định hình, hướng nghiệp chọn lựa nơi làm việc mà các bạn yêu thích và mong muốn được trải nghiệm, làm việc cho công ty của họ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại các website tìm kiếm việc làm

Tìm việc làm nhanh, tuyển dụng hiệu quả tại TpHCM | Careerlink.vn

Việc Làm Nam Bộ | Cổng thông tin việc làm hàng đầu

Điều này cũng cho thấy được một bước tiến lớn trong môi trường làm việc ở Việt Nam, khi mà các nhà tuyển dụng đã không còn yêu cầu quá nhiều về số năm kinh nghiệm làm việc như trước đây. Tạo cơ hội cho nguồn lao động trẻ cũng chính là cũng chính là thêm điều kiện phát triển cho doanh nghiệp.

Với niềm tin từ phía các nhà tuyển dụng, các bạn sẽ có được môi trường làm việc thoải mái, năng động và phát huy bản thân cũng như vận dụng tất cả những kỹ năng trong nhà trường lẫn thực tiễn công việc để hoàn thiện kỹ năng đạt được tốt nhất.

Sang thế kỷ 21 vấn đề chọn lựa người lao động theo giới tính đã được bãi bỏ, Việt Nam là một đất nước bình đẳng giới vậy nên số lượng tuyển dụng lao động giữa nam và như là cân bằng nhau, giới tính không là quan trọng, chỉ cần có đủ năng lực làm việc thì mọi doanh nghiệp đều dang tay chào đón.

Nhu cầu tuyển dụng lao động ở bậc đại học – cao đẳng chiếm 39%, bậc trung cấp 34,4% trong khi đó ở lao động phổ thông chiếm 26,6%. Như vậy, vấn nạn thất nghiệp đã được đẩy lùi, tìm kiếm việc làm không còn quá khó khăn.

Về mức thu nhập cơ bản từ 3,7 – 5 triệu đồng chiếm 34,7%, cụ thể mức lương này là dành cho các công việc thời vụ, bán thời gian hoặc lao động ở các vị trí thực tập, tập sự, không yêu cầu trình độ chuyên môn hay quá nhiều kỹ năng.

28,9% là chỉ tiêu tuyển dụng ở mức lương từ 5 đến 7 triệu, dành cho các công việc có vị trí ổn định có trình độ và kỹ năng đã qua đào tạo một thời gian hoặc lao động phổ thông lành nghề.

Ở mức thu nhập từ 7 đến trên 15 triệu chiếm khoảng 14.2% dành cho các vị trí có chức vụ cao, đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc đã được tích lũy giám định như giám đốc, giám sát, kinh doanh, chuyên viên … những công việc đòi hỏi người làm việc có khả năng chịu được cường độ áp lực công việc cao, làm ngoài giờ bất kể thời gian.

Trang bị kỹ năng cần thiết khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Trường học không thể dạy hết mọi kỹ năng và kiến thức của công việc thực tiễn cho sinh viên, do đó mỗi cá nhân phải tự thân vận động tự tìm kiếm việc làm trải nghiệm trong thực tiễn từ các nhà tuyển dụng, chính những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn làm chủ và định hướng tốt hơn cho công việc tương lai của mình, cũng như tạo thêm cơ hội để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn nhiều hơn so với những ứng viên khác khi cùng tham gia ứng tuyển vào cùng một vị trí.

Đối với những bạn sắp bước vào giảng đường đại học để bắt đầu những bước đi đầu tiên cho cuộc đời của bản thân, hãy thật cân nhắc về việc lựa chọn ngành nghề mà mình theo đuổi dựa trên sở thích, khả năng và đặc biệt là nhu cầu của xã hội đối với công việc đó.

Hãy luôn xê dịch để tìm kiếm công việc cho mình, đó có thể là những thành phố lớn như Hà Nội, Tp.hcm với số lượng công việc tập trung khá nhiều ở hai nơi này hoặc những địa phương hiện đang thiếu chỉ tiêu, họ luôn cần các bạn để cân bằng lại việc làm địa phương, cũng như cần những người có chuyên môn và trình độ đến để làm việc.

Hãy luôn cố gắng và phấn đấu không ngừng để chạm tay đến công việc mà bạn mong muốn và đam mê.

6 CÁCH “SĂN” VIỆC HIỆU QUẢ NHẤT.

Đây là bài đăng trên trang blog của Jorg Stegemann, người có thâm niên hơn 10 năm trong việc “ săn đầu người”, trong đó 5 năm “săn đầu người” ở khu vực châu Âu.  Trang blog cá nhân của ông ấy là “ My Job Thoughts: Career Advice From a Headhunter” (tạm dịch: “Những suy ngẫm về nghề nghiệp: Lời khuyên tìm việc hiệu quả từ một Headhunter”). Một trong những bài báo gần đây của ông được đăng trên tạp chí FORBES có tựa đề  “Six Signs You May Be In A Dead-End Job.” ( tạm dịch: “ 6 dấu hiệu nhận biết thời điểm chuyển việc”).

Dù bạn vừa mới nghỉ việc hoặc đã sẵn sàng để nhảy việc thì cơ hội tìm được một công việc mới thông qua quảng cáo quảng cáo rao vặt vẫn gần như bằng không. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều cách khác để tìm việc.

Hãy bắt đầu bằng cách đăng hồ sơ xin việc và cập nhật hồ sơ cá nhân của bạn trên trang LinkedIn. Sau đó viết một bản tóm tắt ngắn gọn, làm nổi bật những ưu điểm, thế mạnh giúp bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá. Dưới đây là các mẹo giúp bạn sử dụng LinkedIn để “săn việc” một cách hiệu quả.

  1. Tập trung vào các mối quan hệ: “ Những người mà ai cũng biết là ai đấy”. Trong mạng lưới mối quan hệ hiện tại của bạn có thể có ba công việc sẽ phù hợp với bạn, nhưng những người có thể giúp bạn tìm được công việc mới có thể không biết rằng bạn đang tìm việc. Hãy viết ra một danh sách những đối tượng tiềm năng. Tìm cách liên lạc lại với ba người mà bạn đã lâu không nói chuyện trong vòng một năm hoặc lâu hơn. Hẹn gặp một trong số họ đi uống cà phê hoặc ăn trưa. Xác định 25 người có tầm ảnh hưởng nhất trong mạng lưới mối quan hệ của bạn và động não tìm ra cách để xây dựng quan hệ của bạn với mỗi người.
  2. Kết nối với những người đi trước. Chúng ta thường dễ kết thân với những người có điểm chung với chúng ta; những người có cùng lý tưởng, tầm nhìn hoặc sở thích; hoặc những cựu sinh viên cùng trường, hẹn gặp họ và tạo dựng mạng lưới quan hệ. Hãy tạo dựng thêm mối quan hệ với ít nhất ba người mỗi tuần (thông qua kết bạn trên LinkedIn) là một cách hiệu quả để mở rộng mạng lưới quan hệ – tốt hơn hết là hãy tạo lập mối quan hệ với những người làm cùng ngành hay lĩnh vực với bạn.
  3. Tham dự các Networking Event. Những hoạt động này bao gồm những hoạt động từ thiện hoặc các hội thảo chuyên ngành. Hãy nói chuyện với ít nhất một người mà bạn chưa quen biết trong mỗi buổi gặp mặt. Nếu bạn có được danh sách những người tham dự, hãy xác định ít nhất một người mà bạn muốn tạo dựng mối quan hệ và sắp xếp để gặp mặt họ. Sau khi rời khỏi buổi hội thảo, hãy hỏi xem liệu bạn có thể gặp lại họ không và tìm cách sắp xếp một cuộc gặp gỡ, hoặc nhờ họ giới thiệu bạn với một người khác.
  4. Tận dụng LinkedIn một cách tối đa. LinkedIn là một công cụ hiệu quả đê kết nối với đúng người mà bạn cần. Tìm kiếm những đối tượng tiềm năng trong cùng ngành, lĩnh vực, trình độ, trường đại học và sở thích với bạn và kết nối với những người bạn quan tâm. Ví dụ, nếu bạn làm việc trong ngành bảo hiểm, bạn có thể nhắm vào những người có chức vụ cao trong ngành bảo hiểm hoặc những nhà tuyển dụng trong ngành bảo hiểm. Hãy đặt mục tiêu cho chính mình, chẳng hạn như “Từ bây giờ cho đến cuối tháng 4, tôi sẽ kết nối với tất cả các nhà tuyển dụng trong ngành bảo hiểm sống cùng thành phố với tôi.”
  5. Truy cập các trang tìm kiếm việc làm. Nhiều công ty và nhà tuyển dụng sử dụng các trang web này để tìm kiếm ứng viên phù hợp. Xác định những loại hình công việc phù hợp với các kỹ năng của bạn và đăng tải hồ sơ của bạn. Chọn một tiêu đề dễ nhớ, ngắn gọn và hấp dẫn người đọc. Thường xuyên cập nhật hồ sơ cá nhân để nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy bạn, tránh việc hồ sơ của bạn lọt thỏm giữa hàng đống hồ sơ đang tìm việc.
  6. Tiếp cận các “thợ săn đầu người”. Hầu hết các vị trí cao thường được tuyển dụng thông qua giới thiệu hoặc bởi những người săn đầu người. Họ biết đến những vị trí đang cầu tuyển dụng kể cả khi thông tin tuyển dụng không được đăng tải và có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm những vị trí đang tuyển dụng. Hãy cân nhắc và chọn ra một vài ( không quá năm) headhunter mà bạn tin tưởng và tiếp cận họ.

Tại sao nên sang nước ngoài để làm việc?

Khi bạn chính thức bỏ qua những thói quen học tập ở trường đại học, hãy thử nghĩ đến việc tìm kiếm việc làm ở nước ngoài. Dưới đây là một số điểm khởi đầu hữu ích để tìm một công việc ở các nước đang phát triển.

  1. Tạo bước ngoặt riêng cho cuộc sống chính mình

“Bạn có định hướng được những gì sẽ làm sau khi tốt nghiệp đại học không?”. Đa phần các câu trả lời đều rơi vào im lặng. Hãy nói cho mọi người biết rằng bạn đang mạo hiểm trên con đường tìm kiếm việc làm của mình, khi lựa chọn hướng đến một quốc gia đang phát triển.

Một khi bạn đang làm việc ở nước ngoài, bạn có thể chính thức thêm một thành phần nổi bật vào hồ sơ của bạn mà các nhà tuyển dụng tương lai sẽ không thể bỏ qua.

  1. Công việc có ý nghĩa ở nơi có ý nghĩa với những người có ý nghĩa.

Nếu bạn đã đọc kỹ, bạn có thể đã nhận thấy một từ lặp lại nhiều lần trong tiêu đề. Từ này sẽ tóm tắt toàn bộ thời gian bạn ở nước ngoài và làm việc ở các nước đang phát triển sẽ làm tăng ý nghĩa của mọi việc.

Một quan niệm sai lầm phổ biến về làm việc ở nước ngoài ở các nước đang phát triển, là công việc duy nhất có sẵn là thuộc về các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoặc làm một giáo viên. Mặc dù những cơ hội đó rất nhiều, bạn sẽ rất vui khi biết rằng có rất nhiều công việc phải làm trong hầu hết các lĩnh vực.

  1. Tạo sự đa dạng cho mạng xã hội cá nhân

Làm việc ở các nước đang phát triển là một cách tự động hoá khi nói đến truyền thông xã hội. Đi ra nước ngoài là một kỳ công to lớn và không có gì sai với việc thể hiện tất cả những kinh nghiệm mới tuyệt vời của bạn.

Thực tế là phần lớn cuộc sống của chúng tôi xoay quanh các phương tiện truyền thông xã hội. Điều này làm cho Instagram, facebook hoặc các nền tảng xã hội khác trở thành công cụ hữu ích, nơi để kể câu chuyện độc đáo của bạn và cung cấp những cái nhìn thoáng qua vào một quốc gia mà nhiều bạn bè và người theo dõi của bạn sẽ khao khát biết thêm.

  1. Khám phá những chuyến du lịch cuối tuần

Một trong những khía cạnh tốt nhất của việc làm việc ở nước ngoài là ngay cả những công việc như đi làm hay mua sắm tạp hóa, đều giống như một cuộc phiêu lưu nhỏ. Bây giờ chỉ cần tưởng tượng những ngày cuối tuần của bạn sẽ trở nên tuyệt vời như thế nào khi bạn điều hướng đến một thế giới hoàn toàn mới có nhiều điểm tham quan để xem và điều cần làm. Cho dù công việc của bạn nhiều hơn một chút, thì vẫn sẽ luôn có thời gian để khám phá những điều phi thường.

  1. Chữa khủng hoảng hiện tại của bạn

Tốt nghiệp đại học là một thành tựu lớn. Với bằng tốt nghiệp của bạn trong tay, hãy tự hào vì cuối cùng bạn đã dành thời gian cho các dự án nhóm và sự đổ vỡ của thư viện vào cuối đêm đằng sau bạn.

Thực tế là các công việc cạnh tranh và đầy thách thức tồn tại ở mọi nơi trên thế giới và các nước đang phát triển đang háo hức cho những người có năng lượng và ham muốn làm việc chăm chỉ. Vì vậy, hãy nắm lấy các cơ hội này khi bạn muốn tạo nên điều mới mẻ, cho cuộc đời của mình.

Làm việc ở nước ngoài là cơ hội của bạn để đi ra ngoài và làm một cái gì đó mới! Tận hưởng cuộc sống một cách thoải mái nhất, sự khởi đầu của một cuộc phiêu lưu mới chứ không phải là kết thúc của vinh quang trẻ trung. Rõ ràng có rất nhiều lý do để làm việc ở nước đang phát triển, nhưng trước hết bạn phải quyết định xem bạn có sẵn sàng đi đến đó hay không ?Vì vậy, khi bạn chuẩn bị đi vào “thế giới thực” này mà mọi người vẫn cảnh báo bạn, hãy ghi nhớ rằng có thực sự là một thế giới thực với những cơ hội thực sự và có mục đích.

Những điều cần biết khi lao động ở nước ngoài

Trong tình trạng kinh tế đầy thách thức như hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm việc đang lôi cuốn vào thị trường việc làm ở nước ngoài, nhưng rất ít người biết cách tận dụng mình vào các thị trường lao động độc đáo của cac khu vực này. Dưới đây là một số lời khuyên về việc tìm kiếm cơ hội việc làm, dành cho những người mong muốn có một sự nghiệp mới ở nước ngoài, cũng như những người nước ngoài đã từng làm việc trong khu vực và muốn tiếp tục ở lại làm việc nơi đây.

Thay đổi vị trí chức vụ

Nếu bạn làm việc cho một công ty đa quốc gia thì nên xin một chức vụ “điều phối viên” cho khu vực. Nhiều công ty có chính sách để xem xét người nộp đơn nội bộ (kể cả những người từ nước ngoài). Đây là vị trí dễ dàng nhất để thích nghi khi di dời và thường đi kèm với một gói lương hoặc thậm chí tăng lên cho những người được cấp phép chuyển sang làm việc ở nước ngoài. Trước khi tiếp cận phòng nhân sự của công ty bạn, hãy đảm bảo rằng bạn thông báo cho người quản lý các thông tin về các ý định chuyển đổi vị trí của bạn vì ông chủ của bạn chắc chắn sẽ rà sát lại năng lực của bạn.

Liên kết với các cơ quan thẩm quyền

Trong trường hợp cơ hội chuyển đổi công việc quốc tế của bạn sẽ không xảy ra, thì nơi tốt nhất để bắt đầu có thể giúp bạn, là liên hệ với các hiệp hội quốc tế như Phòng Thương mại của đất nước hoặc các nhóm liên văn hóa địa phương khác. Hãy nói với những người liên hệ về những tham vọng của bạn và bạn quan tâm đến những trải nghiệm thu được của mình trong khu vực để giúp các tổ chức của họ phát triển thành một công ty quốc tế thật sự với bạn.

Đi để trải nghiệm

Rất khó để thuyết phục một nhà tuyển dụng tiềm năng về khả năng của bạn bằng cách gửi email mà không thực sự có nhận xét, quyết định từ nước bạn đang định chuyển đến. Người quản lý tuyển dụng sẽ muốn gặp bạn trực tiếp trước khi quyết định.

Hàng ngày có hàng trăm ứng viên cũng gửi email giống như bạn, để xin tuyển dụng việc  làm, do đó bạn cần xê dịch để có mặt ở trong nước đó, thì cơ hội tìm kiếm vị trí của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Vì vậy hãy lên kế hoạch cho một chuyến đi có đủ thời gian để kết nối và liên lạc một với các Tư vấn Tuyển dụng hoặc các công ty. Điều này đòi hỏi phải có kế hoạch và thời gian tiền bạc để đảm bảo bạn được coi trọng.

Tìm hiểu kỹ về nơi sẽ làm việc

Đây là một bước quan trọng trong việc định vị lại công việc, nó bao gồm cả số điện thoại địa phương và nhấn mạnh khả năng ngôn ngữ của bạn ở quốc gia được lựa chọn là cần thiết.

Hãy nghiên cứu trước mức lương , khi mà về sau bạn có thể áp dụng nó ở các quốc gia có chi phí sinh hoạt thấp hơn, hãy chắc chắn đảm bảo đáp ứng mong muốn của bạn ở mức hợp lý.

Nếu bạn cần tư vấn về mức lương trên thị trường, một nơi tốt mà nên liên hệ đến là Tư vấn Tuyển dụng vì họ biết trước mức lương của công việc cụ thể ra sao? và có thể hỗ trợ rất nhiều trong vấn đề này. Dành thời gian cho nghiên cứu trực tuyến vì có rất nhiều dữ liệu và báo cáo kinh tế được cung cấp miễn phí. Một nơi tốt để có được so sánh chi phí giữa các thành phố trong cùng một đất nước.

Ở bất kỳ thời điểm nào, bạn cũng có thể tìm kiếm một nghề nghiệp mới, ở bất cứ đâu trên thế giới, ngay cả khi bạn đang khai thác cơ hội ở một đất nước xa nhà. Cũng nên nhớ rằng việc đi du lịch ở quốc gia đó và làm việc ở quốc gia đó vốn dĩ là hai việc hoàn toàn khác nhau. Có thể bạn sẽ không còn được ở trong khu nghỉ mát năm sao và bạn sẽ cần phải thích ứng với những khác biệt về văn hoá và chỉ tiêu làm việc nếu bạn ở lại lâu hơn. Đó là một kinh nghiệm phong phú để tiếp nhận những cú sốc văn hóa.

5 CỤM TỪ NÊN TRÁNH VIẾT TRONG THƯ XIN VIỆC

Bạn đã cá nhân hóa bức thư xin việc, viết mở đầu và kết thúc thư một cách thật ấn tượng.

Nhưng bạn vẫn chưa xong đâu. Trước khi gửi, hãy kiểm tra lại để đảm bảo rằng bạn không sử dụng bất kỳ từ nào trong số năm từ và cụm từ này – chúng sẽ phá hỏng thư xin việc của bạn dù hoàn hảo đến đâu.

  1. “I Think I’d Be a Great Fit…” (tạm dịch: “Tôi nghĩ tôi là người phù hợp …”)

Khi học Tiếng Anh, giáo viên đã dạy chúng ta đừng bao giờ sử dụng “Tôi nghĩ” trong một bài luận bởi vì khi chúng ta viết thì đó đương nhiên là điều chúng ta nghĩ.

Điều này vẫn đúng đối với thư xin việc. Không chỉ “tôi nghĩ”, “tôi cảm thấy”, “tôi tin rằng”, trông dư thừa, những từ, cụm từ này còn khiến bạn trông có vẻ thiếu tự tin.

Cách sửa chữa:

Loại bỏ mọi “cụm từ nêu ý kiến của bản thân” trong thư giới thiệu của bạn. Chắc chắn 99% bạn không cần phải viết lại câu. Ví dụ, thay vì nói, “Tôi tin rằng kỹ năng giao tiếp của tôi sẽ giúp tôi trở thành một nhà quản lý dự án.”, hãy viết “Kỹ năng giao tiếp của tôi sẽ giúp tôi trở thành một nhà quản lý dự án.”

  1. “Good” (tạm dịch: “Giỏi”)

Bạn có thể viết bạn là “một nhà văn giỏi” hay “giỏi trong việc làm việc nhóm, hợp tác với người khác”. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tính từ khác hiệu quả hơn.

Cách sửa chữa:

Thay thế “tốt” bằng một trong những mô tả sau:

Skilled (tạm dịch: có kỹ năng)

Talented (tạm dịch: có tài)

Experienced (tạm dịch: có kinh nghiệm)

Expert (tạm dịch: có kinh nghiệm, thành thạo)

Able (tạm dịch: có năng lực, có thể làm việc gì)

Capable (tạm dịch: có tài, có năng lực, có khả năng)

Efficient (tạm dịch: có năng lực, có khả năng)

Lưu ý: Đảm bảo từ, cụm từ thay thế thể hiện chính xác kỹ năng hoặc kinh nghiệm của bạn.

  1. “This Job Would Help Me Because…” (tạm dịch: “Công việc này sẽ giúp ích cho tôi vì …”)

Trên thực tế, bạn, bạn bè của bạn và các thành viên trong gia đình của bạn quan tâm đến công việc này sẽ giúp gì cho bạn. Nhưng nhà tuyển dụng thì không. Tất cả những gì họ quan tâm là tìm ra người phù hợp nhất cho vị trí công việc đó. Vì vậy, nếu bạn đang giải thích rằng vị trí này sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng lãnh đạo, học hỏi thêm về ngành, lĩnh vực mà bạn yêu thích thì hãy xóa ngay.

Cách sửa chữa:

Bạn cần phải giải thích lý do tại sao bạn ứng tuyển công việc này.

Công thức chung là:

Khả năng của bạn + nhu cầu của công ty = kết quả mong muốn

  1. “As You Can See on My Resume…” (tạm dịch: “Theo như những gì ngài thấy trong hồ sơ của tôi …”)

Đây là một cụm từ thông dụng. Nhưng nếu người quản lý tuyển dụng có thể nhận ra trong sơ yếu lý lịch của bạn, sự thông báo là không cần thiết.

Cách sửa chữa:

Tất cả những gì bạn phải làm là xóa bỏ cụm từ này – và không cần phải thay đổi bất cứ điều gì khác!

Vì vậy, thay vì viết, “Như ngài thấy trong sớ yếu lý lịch của tôi, tôi có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực Marketing và PR”, hãy chuyển thành, “Tôi có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực Marketing và PR. ”

  1. “I’m the Best Candidate Because…” (tạm dịch: “Tôi là ứng cử viên phù hợp nhất bởi vì …”)

Sự tự tin là tốt, nhưng kiêu ngạo thì không. Và ngay cả khi bạn chắc chắn rằng bạn là một ứng cử viên tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa. Hãy tưởng tượng bạn đọc qua sáu lá thư xin việc và hầu hết đều tuyên bố “Tôi là ứng cử viên giỏi nhất.” Điều đó sẽ nhanh chóng gây chú ý đúng không? Hãy hạn chế sử dụng “giỏi nhất.” Tương tự như vậy, tôi cũng tránh xa “lý tưởng” và hoàn hảo. ”

Cách sửa chữa:

Dùng những từ mức độ ở giữa “tốt” và tốt nhất”.

Excellent (tạm dịch: xuất sắc)

Great (tạm dịch: tuyệt)

Outstanding (tạm dịch: nổi bật)

Unique (tạm dịch: độc nhất)

NHỮNG BÍ MẬT NHÀ TUYỂN DỤNG KHÔNG BAO GIỜ NÓI VỚI ỨNG VIÊN

Phỏng vấn không phải việc dễ nhất trong quá trình tìm việc. Tuy nhiên lại dễ dàng hơn bạn nghĩ. Để có một cuộc phỏng vấn thành công, bạn muốn biết chính xác bạn sẽ được hỏi những gì và bạn sẽ trả lời như thế nào. Dưới đây là một số bí quyết có thể giúp bạn đi trước một bước

Hãy vui vẻ với tất cả mọi người.

Nếu bạn gây khó chịu cho bất cứ ai – trước hoặc sau cuộc phỏng vấn của bạn – nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ tìm hiểu về vấn đề nó. Cho dù bạn đã nói những gì trong bãi đậu xe hoặc nếu bạn vô tình lỗ mãng với nhân viên tiếp tân, cũng sẽ đẩy bạn vào thế bất lợi. Nhà tuyển dụng có thể không chỉ hỏi ý kiến của những người trong phòng phỏng vấn, mà còn cả những người đã tiếp xúc với bạn trong và ngoài tòa nhà. Hãy luôn hành xử đúng mực!

Thể hiện bản thân quá mức.

Vâng, bạn nên là chính mình khi bạn đang phỏng vấn, bởi vì nếu bạn cố gắng trở thành một người không phải là bạn, thái độ giả dối của bạn sẽ bộc lộ trước nhà tuyển dụng. Hãy tiết chế bản thân. Ví dụ, bạn huyên thuyên quá nhiều? Bạn có xu hướng cười gượng gạo mỗi hai giây? Hãy cố gắng tiết chế đến mức tối thiểu.

Mùi hương nước hoa có thể khiến bạn bị từ chối.

Nếu bạn vừa mua một loại nước hoa mà bạn nghĩ là sẽ rất hoàn hảo cho buổi phỏng vấn, người phỏng vấn bạn có thể không nghĩ vậy.

Biết tự tin là gì.

Đừng lẫn lộn tự tin với kiêu căng, tự mãn. Nếu bạn tự tin thái quá trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể sẽ bị xem là hành xử chưa chuyên nghiệp. Hãy duy trì sự chuyên nghiệp mọi lúc. Người phỏng vấn có thể sẽ không thích những ứng viên có cái tôi quá lớn.

Nếu bạn không thích nghi, bạn sẽ bị đào thải.

Hãy luôn thích nghi với công nghệ mới. Nếu bạn không cập nhật phần mềm hoặc máy móc mới nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình, bạn sẽ đặt mình vào thế bất lợi – đặc biệt nếu bạn là một ứng viên lớn tuổi. Nếu bạn bước vào một lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn mới thì không có gì ngạc nhiên khi bạn không biết các công cụ, phần mềm mới nhất, nhưng hãy nghiên cứu và hỏi về những phần mềm cần thiết cho công việc mà bạn phải biết sử dụng.

Nhận được gọi hẹn phỏng vấn nghĩa là cơ hội đang đến rất gần.

Người phỏng vấn sẽ tìm lý do để không tuyển bạn. Vì cách đó dễ hơn. Điều này có nghĩa là việc được tham gia vào một cuộc phỏng vấn mặt đối mặt là một dấu hiệu cho thấy bạn có cơ hội được chọn rất cao. Mất rất nhiều thời gian để tổ chức các cuộc phỏng vấn, và người phỏng vấn không dành thời gian cho một người mà họ nghĩ là không tuyển.

Khi nói đến các cuộc phỏng vấn, tất cả đều phụ thuộc vào khả năng đàm phán của bạn với nhà tuyển dụng. Dù bạn đang được phỏng vấn bởi người quản lý tương lai của bạn hoặc một ai đó trong bộ phận của bạn, bạn cũng có thể thấy rằng kỹ năng đôi khi cũng không quan trọng miễn là bạn đáp ứng yêu cầu công việc (ví dụ loại phần mềm, kiến ​​thức chuyên ngành nhất định). Miễn là bạn gây ấn tượng, bạn sẽ có cơ hội được tuyển dụng.

Tác giả: Georgina Bloomfield