6 CÁCH “SĂN” VIỆC HIỆU QUẢ NHẤT.

Đây là bài đăng trên trang blog của Jorg Stegemann, người có thâm niên hơn 10 năm trong việc “ săn đầu người”, trong đó 5 năm “săn đầu người” ở khu vực châu Âu.  Trang blog cá nhân của ông ấy là “ My Job Thoughts: Career Advice From a Headhunter” (tạm dịch: “Những suy ngẫm về nghề nghiệp: Lời khuyên tìm việc hiệu quả từ một Headhunter”). Một trong những bài báo gần đây của ông được đăng trên tạp chí FORBES có tựa đề  “Six Signs You May Be In A Dead-End Job.” ( tạm dịch: “ 6 dấu hiệu nhận biết thời điểm chuyển việc”).

Dù bạn vừa mới nghỉ việc hoặc đã sẵn sàng để nhảy việc thì cơ hội tìm được một công việc mới thông qua quảng cáo quảng cáo rao vặt vẫn gần như bằng không. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều cách khác để tìm việc.

Hãy bắt đầu bằng cách đăng hồ sơ xin việc và cập nhật hồ sơ cá nhân của bạn trên trang LinkedIn. Sau đó viết một bản tóm tắt ngắn gọn, làm nổi bật những ưu điểm, thế mạnh giúp bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá. Dưới đây là các mẹo giúp bạn sử dụng LinkedIn để “săn việc” một cách hiệu quả.

  1. Tập trung vào các mối quan hệ: “ Những người mà ai cũng biết là ai đấy”. Trong mạng lưới mối quan hệ hiện tại của bạn có thể có ba công việc sẽ phù hợp với bạn, nhưng những người có thể giúp bạn tìm được công việc mới có thể không biết rằng bạn đang tìm việc. Hãy viết ra một danh sách những đối tượng tiềm năng. Tìm cách liên lạc lại với ba người mà bạn đã lâu không nói chuyện trong vòng một năm hoặc lâu hơn. Hẹn gặp một trong số họ đi uống cà phê hoặc ăn trưa. Xác định 25 người có tầm ảnh hưởng nhất trong mạng lưới mối quan hệ của bạn và động não tìm ra cách để xây dựng quan hệ của bạn với mỗi người.
  2. Kết nối với những người đi trước. Chúng ta thường dễ kết thân với những người có điểm chung với chúng ta; những người có cùng lý tưởng, tầm nhìn hoặc sở thích; hoặc những cựu sinh viên cùng trường, hẹn gặp họ và tạo dựng mạng lưới quan hệ. Hãy tạo dựng thêm mối quan hệ với ít nhất ba người mỗi tuần (thông qua kết bạn trên LinkedIn) là một cách hiệu quả để mở rộng mạng lưới quan hệ – tốt hơn hết là hãy tạo lập mối quan hệ với những người làm cùng ngành hay lĩnh vực với bạn.
  3. Tham dự các Networking Event. Những hoạt động này bao gồm những hoạt động từ thiện hoặc các hội thảo chuyên ngành. Hãy nói chuyện với ít nhất một người mà bạn chưa quen biết trong mỗi buổi gặp mặt. Nếu bạn có được danh sách những người tham dự, hãy xác định ít nhất một người mà bạn muốn tạo dựng mối quan hệ và sắp xếp để gặp mặt họ. Sau khi rời khỏi buổi hội thảo, hãy hỏi xem liệu bạn có thể gặp lại họ không và tìm cách sắp xếp một cuộc gặp gỡ, hoặc nhờ họ giới thiệu bạn với một người khác.
  4. Tận dụng LinkedIn một cách tối đa. LinkedIn là một công cụ hiệu quả đê kết nối với đúng người mà bạn cần. Tìm kiếm những đối tượng tiềm năng trong cùng ngành, lĩnh vực, trình độ, trường đại học và sở thích với bạn và kết nối với những người bạn quan tâm. Ví dụ, nếu bạn làm việc trong ngành bảo hiểm, bạn có thể nhắm vào những người có chức vụ cao trong ngành bảo hiểm hoặc những nhà tuyển dụng trong ngành bảo hiểm. Hãy đặt mục tiêu cho chính mình, chẳng hạn như “Từ bây giờ cho đến cuối tháng 4, tôi sẽ kết nối với tất cả các nhà tuyển dụng trong ngành bảo hiểm sống cùng thành phố với tôi.”
  5. Truy cập các trang tìm kiếm việc làm. Nhiều công ty và nhà tuyển dụng sử dụng các trang web này để tìm kiếm ứng viên phù hợp. Xác định những loại hình công việc phù hợp với các kỹ năng của bạn và đăng tải hồ sơ của bạn. Chọn một tiêu đề dễ nhớ, ngắn gọn và hấp dẫn người đọc. Thường xuyên cập nhật hồ sơ cá nhân để nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy bạn, tránh việc hồ sơ của bạn lọt thỏm giữa hàng đống hồ sơ đang tìm việc.
  6. Tiếp cận các “thợ săn đầu người”. Hầu hết các vị trí cao thường được tuyển dụng thông qua giới thiệu hoặc bởi những người săn đầu người. Họ biết đến những vị trí đang cầu tuyển dụng kể cả khi thông tin tuyển dụng không được đăng tải và có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm những vị trí đang tuyển dụng. Hãy cân nhắc và chọn ra một vài ( không quá năm) headhunter mà bạn tin tưởng và tiếp cận họ.